Bạn mới tập luyện yoga và cần biết các loại yoga để có thể chọn lựa loại hình phù hợp với mình? Sau đây, Gym One sẽ chia sẻ với bạn những loại hình yoga phổ biến dưới đây nhé.
Hatha Yoga
Hatha yoga là một nhánh của môn yoga. Phân tích từ hatha trong tiếng Phạn thì ha có nghĩa là năng lượng Mặt Trời và tha đại diện là năng lượng Mặt Trăng. Như vậy, hatha có nghĩa là năng lượng Mặt Trời và năng lượng Mặt Trăng. Cơ thể con người là sự kết hợp của năng lượng Mặt Trời và năng lượng Mặt Trăng. Năng lượng Mặt Trời là sự sống của con người. Và năng lượng Mặt Trăng đại diện cho cảm xúc, cảm nhận trong cuộc sống này. Mục đích của chuỗi Hatha yoga là gì? Đó chính là giúp người tập cân bằng 2 nguồn năng lượng này trong cơ thể trong hệ sống của con người. Bằng cách cân bằng 2 nguồn năng lượng này, chúng ta có thể sống một cuộc sống hạnh phúc.
Vinyasa Yoga
Vinyasa yoga là một chuỗi các tư thế yoga được thực hành trong một hơi thở, một động tác. Các động tác Vinyasa yoga có thể giúp chúng ta kết nối thân – tâm – trí, tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai cho cơ thể và tâm trí. Theo tiếng Ấn Độ, từ Vinyasa có nghĩa là “kết nối”. Nếu Power yoga có đặc trưng là sự nhanh nhẹn và mạnh mẽ thì Vinyasa yoga chú trọng đến sự nhẹ nhàng nhịp nhàng, hơi thở nhẹ nhàng. Chúng tạo thành chuỗi các động tác chuyển tiếp nhẹ nhàng với từng nhịp hít vào, thở ra. Bạn có thể kết hợp chuỗi động tác từ chào mặt trời, chiến binh, cân bằng, uốn lưng và duỗi cơ ở tư thế ngồi.
Power Yoga
Power Yoga là một trường phái yoga được K. Pattabhi Jois sáng tạo ra. Hiện nay, Power yoga rất được yêu thích bởi chúng có các tư thế mạnh mẽ và tập với nhịp độ nhanh, đem đến hiệu quả vượt trội về tiêu mỡ và thải độc cho cơ thể, có thể xem như phương pháp giảm mỡ bụng tối ưu nhất.
Power yoga khác hẳn với các trường phái yoga truyền thống được tập luyện với các động tác nhẹ nhàng, chậm rãi. Các bài tập của Power yoga nhanh và cần sức mạnh, sự linh hoạt của cơ thể. Chính vì vậy, Power yoga thích hợp với những người đã quen tập yoga.
Hệ thống tư thế của Power yoga gồm 6 bước theo cấp độ tăng dần về độ khó. Khi thực hiện Power yoga, bạn sẽ được tập liên tục không ngừng với các chuỗi động tác. Thời gian điều chỉnh động tác Power yoga khi tập luyện là không có nên chúng đòi hỏi người tập phải có sự tập trung cao độ và kiểm soát hơi thở tối đa. Thêm một điều cần chú ý nữa là Power yoga đòi hỏi người tập phải có thể lực tốt để có thể theo đuổi hết buổi tập. Nếu chưa có một nền tảng yoga căn bản và thể lực chưa thực sự tốt, bạn có thể chưa cần quan tâm xem Power yoga và có thể tìm đến Hatha yoga sẽ phù hợp hơn.
Yoga Stretch
Yoga Stretch là tập hợp của các tư thế của yoga giãn cơ. Chúng bao gồm các động tác kéo giãn cơ gân kheo, đùi mông, bắp tay. Những bài tập này có tác dụng làm duỗi dài và mở rộng toàn bộ cơ thể. Các tư thế yoga Stretch phù hợp với mọi đối tượng, lứa tuổi và giới tính. Các bài tập yoga Stretch là sự kết hợp giữa động tác và hơi thở. Nhờ đó chúng kích thích mọi hoạt động của các bộ phận của cơ thể như cơ, khớp, dây chằng…
Yoga Stretch bao gồm các tư thế giãn cơ từ đơn giản đến phức tạp. Có những động tác rất dễ thực hiện. Có những động tác nâng cao đòi hỏi kỹ thuật cao. Bạn có thể luyện tập chúng khi đang xem tivi, đang ngồi máy vi tính, hay thậm chí là khi đang nằm trên giường chuẩn bị đi ngủ.
Ashtanga Yoga
Ashtanga yoga trong tiếng Phạn có nghĩa là 8 bước hay 8 nhánh của yoga, nó còn có tên gọi khác là Patanjali Yoga hay Raja Yoga (Yoga hoàng gia). Từ “Asht” có nghĩa là 8, “Anga” có nghĩa là thân thể hay bộ phận của cơ thể con người.
Đây là một trong những trường phái yoga cổ xưa, có độ phổ biến ở Ấn Độ, bao gồm tất cả các khía cạnh của yoga. Ashtanga yoga là tập hợp các tư thế yoga mạnh mẽ, tập trung vào việc thống nhất hơi thở với những chuyển động nhanh.
Ashtanga yoga có 8 nhánh là:
• Yama
• Niyama
• Asana
• Pranayama
• Pratyahara
• Dharana
• Dhyana
• Samadhi
8 nhánh này của yoga sẽ giúp người tập có cuộc sống kỷ luật và lạc quan hơn, vượt qua những khó khăn. Lợi ích chung khi tập luyện Ashtanga yoga chính là có một sức khỏe tốt, tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật:
- Giúp cơ bắp trở nên dẻo dai
- Toàn bộ cơ thể được luyện tập
- Sức mạnh cốt lõi tăng cường
- Giảm stress, giải tỏa căng thẳng
Hip Opening
Hip Opening yoga là một chuỗi các bài tập yoga giúp phát triển vùng hông. Cụ thể chúng có tác dụng giúp mở hông, tăng độ đàn hồi cho phần cơ hông kết hợp với các chuyển động và hít thở nhịp nhàng. Hình thức yoga này làm căng vùng cơ xương chậu và hông của người tập. Ngoài ra việc tập luyện nó còn giúp bạn cân bằng và giải phóng cơ thể.
Twisting Yoga
Các tư thế yoga vặn xoắn là một dạng bài tập có tác dụng siết chặt các cơ quan nội tạng nhằm giúp kích thích lượng oxy trong máu. Khi vào thế, các tư thế vặn xoắn sẽ tạo ra chuyển động và áp lực lên các cơ quan tiêu hóa, khiến dòng máu lưu thông qua khu vực này bị siết lại.
Khi thoát thế, một dòng máu mang theo thật nhiều oxy và chất dinh dưỡng sẽ lưu thông mạnh mẽ qua khu vực này để mát xa cũng như tiếp thêm năng lượng cho các cơ quan nội tạng.
Với nguyên tắc này, việc tập các tư thế vặn xoắn thường xuyên sẽ làm tăng lưu lượng máu đến cơ quan trong hệ tiêu hóa, từ đó chức năng của các cơ quan này cũng được cải thiện. Bạn nên tập ít nhất một tư thế yoga vặn xoắn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cho các cơ quan nội tạng.
Xem thêm: Twisting yoga là gì? Từ A đến Z những điều bạn cần biết
Balance Yoga
Balance yoga là trường phái tập luyện đa phương thức, là sự kết hợp giữa Yoga, Thái Cực Quyền và Pilates. Các bài tập thuộc hình thức yoga này đều có yêu cầu về tính linh hoạt cao và rất giàu nội lực, nhằm giúp người tập đạt được sự tịnh tâm và cân bằng cao hơn. Có thể coi đây như là các tư thế yoga nâng cao, là những bài tập hỗ trợ các yogi phát triển cả về thể lực và và tâm trí.
Các bài tập Balance yoga chủ yếu tập trung vào các động tác và tư thế cải thiện khả năng giữ cân bằng của cơ thể nên tương đối khó tập luyện. Chính vì vậy, hình thức này không phù hợp cho đối tượng tập luyện là người mới, chỉ những yogi đã thành thạo các bài tập yoga cơ bản, có kinh nghiệm, có đam mê, nhất là phải kiên trì, quyết tâm và chăm chỉ trong việc luyện tập mới có thể thực hiện tốt.
Về cơ bản, Balance yoga vẫn là một phương pháp tập thể hình nhẹ nhàng. Sự kết hợp giữa các động tác từ cơ bản đến phức tạp sẽ giúp tăng cường sự dẻo dai cũng như sự cân bằng cho cơ thể, đặc biệt là giúp bạn cải thiện vóc dáng chuẩn đẹp hiệu quả.
Backbend Yoga
Backbend yoga hay còn gọi là ngả sau, uốn lưng… là nhóm động tác rất quen thuộc đối với những người tập yoga dù mới tập hay đã tập lâu năm. Nhóm động tác này thuộc những động tác cơ bản mà bạn đã từng thấy qua rất nhiều như tư thế rắn hổ mang, tư thế cây cầu, tư thế cánh cung…
Các động tác của backbend giúp làm mềm dẻo cột sống và lưu thông dòng năng lượng đi từ đáy cột sống lên trên. Nó gồm 6 hoạt động được tập hợp thành một chuỗi, cột sống là đối tượng chính mà động tác này sẽ tác động trực tiếp đến. Thực hành backbend là tìm cách di chuyển cột sống mở rộng theo hướng tự nhiên của nó. Không giống với cách nhiều người vẫn lầm tưởng là gò cột sống theo một tư thế cố định gây khó chịu và mệt mỏi, tập luyện backbend mang lại cảm giác lạc quan, vui vẻ, đồng thời cải thiện trí óc của người tập.
Dynamic Yoga
Dynamic yoga là loại hình yoga năng động có nguồn gốc từ Ấn Độ. Nếu so với các loại hình yoga truyền thống thì dynamic yoga sở hữu những nét riêng biệt rất đặc trưng bởi nó có sự kết hợp giữa các tư thế đòi hỏi nhiều năng lượng và các bài tập thư giãn.
Đa phần, tư thế trong Dynamic yoga được lấy cảm hứng từ các chuyển động tự nhiên của cơ thể nhằm tăng khả năng phản ứng trước các cảm giác về thể chất. Hầu hết các tư thế trong Dynamic yoga đều nhằm mục đích phát triển sức mạnh, sự thăng bằng, tính linh hoạt và sự liên kết cơ thể.
Therapy Yoga
Therapy Yoga là một loại hình yoga trị liệu, một hình thức tập yoga để nâng cao sức khỏe. Phương pháp tập luyện này đã có thời gian tồn tại lâu dài, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày nhằm giúp cho con người cải thiện sức mạnh thể chất.
Những kỹ thuật, bài tập của Therapy Yoga chú trọng đến yếu tố trị liệu như việc áp dụng tư thế tập, cách thở và hoạt động thiền định. Tính chất của các hoạt động là nhẹ nhàng, tác động lên đa dạng nhóm cơ, giảm căng cơ, xoá bỏ các biểu hiện của đau nhức xương khớp, làm cho cơ thể được săn chắc hơn.
Therapy Yoga là trường phái yoga cổ điển, có thể thích hợp với nhiều người, nhiều đối tượng khác nhau với chung mục đích là có được một sức mạnh thể chất dẻo dai, ngăn ngừa bệnh tật và sống thọ.
Gentle Yoga
Gentle yoga là một trường phái yoga bao gồm những tư thế chậm và đơn giản, nhẹ nhàng hơn các bộ môn yoga khác khá nhiều. Đa phần các động tác trong Gentle yoga thường có tác dụng đến hệ cơ và xương. Tuy nhiên, chúng sẽ ít gây ra căng thẳng và cách thực hiện không quá phức tạp.
Gentle yoga tập trung vào kéo giãn và nhịp thở, bỏ qua yếu tố dùng sức hoặc cần sự linh hoạt cao. Tuy nhiên, không phải lúc nào người tập cũng thực hiện các tư thế ngồi yên hoặc chỉ đơn giản nằm trên sàn. Bạn có thể sẽ thực hiện các tư thế đứng, duỗi người về trước hoặc uốn lưng về sau.
Yoga Core
Giúp cơ xương chắc khỏe, bài yoga này tập trung vào phần bụng, lưng, vai và hông giúp người tập tăng sức mạnh, sự ổn định và tính linh hoạt của phần cốt lõi. Tập luyện nhằm tăng sức khỏe cho phần cốt lõi là vô cùng quan trọng và cần thiết cho bất cứ ai, nhằm tránh các bệnh căng thẳng, đau lưng kinh niên, nhức đầu và các vấn đề khác.
Xem thêm: Yoga Core: Lợi ích và bí quyết tập luyện hiệu quả
Asana Pranayama
Asana có nghĩa là “tư thế”. Pranayama (Prana + Ayama) nghĩa là “sự mở rộng’ của những ‘năng lượng thiết yếu”. Lớp học Asana Pranayama là sự kết hợp giữa các tư thế của cơ thể với bài tập thở. Học viên có thể học được các động tác chính xác và cách hít thở đúng. Lớp học này phù hợp với người tập ở mọi mức độ.
Nếu bạn chưa biết nên tham gia lớp yoga nào, hãy thử tham khảo lớp học yoga tại Gym One ngay hôm nay. Bạn có thể tham khảo lịch tập yoga ở trang homepage. Tuy nhiên, nếu muốn đăng ký được trải nghiệm miễn phí tại Gym One, bạn hãy nhấn vào nút dưới đây.