Alignment yoga hay yoga định tuyến là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng giúp bạn thực hiện các tư thế vững chắc và an toàn. Thế nhưng, thực tế, khái niệm này với nhiều học viên yoga vẫn còn xa lạ và không phải ai cũng thật sự hiểu yoga định tuyến nghĩa là gì.
Vậy alignment yoga hay yoga định tuyến là gì? Tại sao định tuyến trong yoga lại quan trọng? Bạn hãy dành vài phút cùng Gym One xem qua những chia sẻ dưới để hiểu hơn về alignment yoga nhé!
Alignment yoga hay yoga định tuyến là gì?
Alignment yoga hay yoga định tuyến là thuật ngữ dùng để mô tả cách chính xác để thực hiện 1 tư thế yoga nào đó nhằm tối đa hóa lợi ích cũng như giảm thiểu tối đa chấn thương khi tập. Đây cũng có thể được xem là cách thức căn chỉnh các động tác phù hợp với chức năng, giới hạn của các bộ phận.
Định tuyến trong yoga không phải là tuyệt đối và cũng không bị giới hạn bởi một nguyên tắc cụ thể. Thay vào đó, đây là yếu tố khá linh hoạt cho từng người tập ở mọi cấp độ, hình dạng và kích thước cơ thể. Bởi hệ xương của mỗi người là khác nhau và định tuyến cơ thể của mỗi người cũng khác nhau. Sẽ có người chuyển động thế này trong tư thế nhưng người khác có thể không làm được và một số khác có thể làm hơn thế nữa.
Do đó, điều quan trọng nhất là cần phải hiểu rõ về định tuyến trong yoga và điều chỉnh nó phù hợp với cơ thể của chính mình. Việc hiểu rõ về yoga định tuyến sẽ giúp mở ra một cánh cửa để bạn tiếp cận yoga ở góc độ cá nhân hóa và từ đó, tối ưu việc tập luyện của chính mình.
Tại sao việc hiểu rõ alignment yoga hay yoga định tuyến lại quan trọng?
Tất cả chúng ta đều biết tập yoga có thể giúp tăng cường sức khỏe của cơ, khớp và các cơ quan nội tạng. Để làm được điều này, các tư thế yoga sẽ kéo căng một số điểm chủ định trên cơ thể, từ đó, nâng cao dần sự dẻo dai. Tuy nhiên, các cơ, khớp của chúng ta vốn được thiết kế với sức mạnh và độ linh hoạt khác nhau. Chẳng hạn, cổ tay sẽ có khả năng chịu lực thấp hơn so với cổ chân. Tương tự, phần lưng dưới cũng sẽ linh hoạt hơn so với phần lưng trên.
Do đó, khi tập luyện yoga, yếu tố chính xác, thẳng hàng và định tuyến là cực kỳ quan trọng. Định tuyến sẽ hướng cho bạn tới sự chính xác trong từng động tác, thực hiện hoạt động của các cơ quan nằm trong phạm vi giới hạn, tránh quá tải và gây ra những chấn thương. Không những vậy, nó còn giúp bạn xác định được vị trí đặt tay, chân chuẩn xác, cũng như mức độ căng duỗi lý tưởng để không làm tổn hại đến sức khỏe của cơ, khớp.
Bên cạnh đó, định tuyến đúng cách còn giúp cơ thể mở ra những “giới hạn” mới và giảm nguy cơ chấn thương. Nếu tập không đúng, có lẽ bạn sẽ không cảm thấy đau ngay lập tức khi đang thực hiện tư thế hoặc sau buổi tập. Tuy nhiên, những chấn thương này sẽ tích lũy từng chút một. Sự hao mòn ở các khớp và mô nâng đỡ sẽ xảy ra dần theo thời gian.
Và sau thời gian dài luyện tập, bạn không những không cảm thấy việc tập luyện mang đến kết quả mà ngược lại càng gây ra các tác dụng ngược, khiến cơ thể tổn thương nhiều hơn. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là bạn phải căn chỉnh và định tuyến các tư thế yoga ngay từ đầu trong quá trình luyện tập để tránh những chấn thương về sau.
Các định tuyến thường gặp trong yoga
1. Định tuyến bàn chân
Bàn chân là một điểm trụ quan trọng của toàn cơ thể. Do đó, trong yoga, nếu muốn kiểm soát khớp gối, khớp hông, trước hết bạn cần định tuyến bàn chân thật tốt. Để định tuyến bàn chân, bạn sẽ cần cân bằng 3 đỉnh của tam giác năng lượng ở lòng bàn chân. Khi thực hiện các tư thế, cần chắc chắn rằng cả 3 điểm trụ ở lòng bàn chân cùng được tiếp xúc với mặt sàn. Như vậy, năng lượng mới có thể dàn đều, không tạo áp lực lên các bộ phận như khớp gối và khớp hông.
Định tuyến bàn chân thể hiện rõ nhất ở các tư thế đứng, đặc biệt trong tư thế trái núi (Tadasana). Khi thực hiện, bạn cần đặt chân rộng bằng hông, sau đó xoay nhẹ gót chân ra ngoài để 2 bàn chân song song và khớp hông mở ra. Lúc này, lực sẽ phân phối đều lên 2 bàn chân, cho phép các ngón chân thả lỏng, thư giãn.
Để chắc chắn hơn, sau khi chân rộng bằng hông, bạn hãy nhấc 10 ngón chân lên khỏi sàn rồi từ từ điều chỉnh trọng tâm cơ thể cho đến khi cảm thấy thật vững chắc. Khi lực phân tỏa đều ra 3 điểm ở bàn chân, gối và khớp hông sẽ được an toàn, đảm bảo sự cân đối cho vùng hông, xương cùng, cũng như toàn bộ cột sống.
2. Định tuyến bàn tay
Nếu bàn chân là trụ cột trong tư thế đứng thì bàn tay là trụ cột trong các tư thế thăng bằng tay. Cũng giống như 3 điểm trụ ở lòng bàn chân, bàn tay cũng có những vị trí nhất định (các điểm lồi trên gan bàn tay) cần được cân bằng năng lượng. Nếu không, bạn sẽ gặp phải các chấn thương với phần ống cổ tay, cùi chỏ và vai. Để thực hiện định tuyến bàn tay ở tư thế cái bàn (tư thế bò trên thảm), bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Đầu tiên, chống hai bàn tay lên sàn, sao cho vai ngay phía trên cùi chỏ và cổ tay.
- Các ngón tay xòe rộng để tăng diện tích chịu lực. Sau đó, điều chỉnh vị trí cổ tay sao cho không bị vặn xoắn.
- Tiếp theo, hãy điều chỉnh để cùi chỏ trùng nhẹ, khủy tay hướng vào trong, chỏ tay hướng ra ngoài.
- Khi bắt đầu ấn các điểm lực xuống sàn, hãy thử đẩy vai về phía trước hoặc phía sau để cảm nhận sự biến chuyển của lực ở lòng bàn tay và dừng lại khi cảm thấy lực đã cân bằng.
Thực tế, việc thực hiện đúng các định tuyến trong yoga không hề đơn giản, nhất là với người mới tập. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ và thực hiện đúng ngay từ đầu, bạn sẽ rất dễ gặp chấn thương nếu tập lâu dài. Do đó, để tập yoga đạt hiệu quả và mang đến nhiều lợi ích nhất, tốt nhất bạn nên tham gia các lớp học yoga tại các trung tâm, phòng tập, studio để được giáo viên hướng dẫn cụ thể.
Hiện có rất nhiều trung tâm có các khóa học về alignment yoga hay yoga định tuyến. Nếu bạn đang đau đầu không biết nên lựa chọn tham gia lớp học nào, hãy thử tham khảo lớp alignment yoga của Gym One. Đây là khoá học định tuyến các tư thế yoga với mục đích cung cấp tới người tập kiến thức về định tuyến, kiến thức về giải phẫu học, sinh lý học để người tập thấu hiểu về cơ thể của mình hơn, mang lại hiệu quả tối ưu nhất trong tập luyện.
Để nhận được tư vấn kỹ hơn về thông tin khoá học yoga định tuyến cũng như tìm hiểu về những lớp học yoga khác tại Gym One, bạn có thể truy cập vào trang homepage hoặc theo dõi Fanpage: Gym One, Gym One Fitness. Tuy nhiên, nếu muốn được hỗ trợ nhanh nhất, bạn có thể điền vào form đăng ký hoặc gọi số hotline (028) 3930 0222 cho chúng tôi nhé.